Những Địa Điểm Du Lịch Tại Hà Tĩnh Không Nên Bỏ Qua !
Là quê hương của nhiều bậc danh nhân hiền tài và sở hữu sự địa hình đa dạng tạo nên nhiều cảnh quan thiên nhiên phong phú .Mảnh đất Hà Tĩnh đầy nắng và gió nhưng bên cạnh đó là sông núi hùng vĩ cùng những bãi biển dài, những điểm đến mang lại giá trị văn hóa lịch sử. Hãy cùng C-resort điểm lại những địa điểm du lịch nổi tiếng ở Hà Tĩnh nhé!
1. Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Kẻ Gỗ
Khu Bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ đã và đang là một điểm đến đầy thú vị ở mảnh đất Hà Tĩnh. Nơi đây được bao phủ bởi rừng kín với nhiều loại cây cho gỗ có tên trong sách đỏ Việt Nam. Ví dụ như lim xanh, sến mật, gụ, lau, vàng tâm, trầm hương, song mật, lát hoa, côm bạch mã, chùm bao Trung Bộ, bời lời vàng… Ngoài ra còn có nhiều loại động vật quý hiếm khác.
2. Chùa Hương Tích
Chùa Hương Tích thuộc huyện Can Lộc – Hà Tĩnh, được mệnh danh là “Hoan châu đệ nhất danh lam” tức là thắng cảnh đẹp nhất miền Trung. Du khách đến đây phải trầm trò bởi vẻ đẹp kỳ vĩ của núi sông.
Ngôi chùa là một quần thể kiến trúc nằm trên đỉnh núi Hương Tích – một trong những ngon núi đẹp nhất dãy Hồng Lĩnh. Các hạng mục công trình được nằm rải rác và được chia thành 3 khu lớn đó là: Thượng Điện, đền Thiên vương và am Thánh mẫu.
3.Chùa Chân Tiên – CAN LỘC – HÀ TĨNH
Chùa Chân Tiên hay Chân Tiên Tự nằm trên núi Tiên An thuộc xã Thịnh Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Chùa Chân Tiên được xây dựng vào thời nhà Trần (thế kỷ 13). Chùa gồm hai ngôi: ngôi bên trái thờ phật và ngôi bên phải thờ thánh mẫu. Nhà bên trái thờ Phật Tổ, được xây dựng bằng vôi vữa theo kiến trúc tứ trụ, có 3 gian, xung quanh có tường bao bọc. Chùa được lợp ngói vảy, hai bên hiên chùa thờ hai vị: quan Văn (bên trái) và quan Võ (bên phải). Nhà bên phải thờ Thánh Mẫu bao gồm các công trình như nhà Thượng điện, kiệu Long đình và nhà Bái đường. Các công trình này đều được trang trí hoa văn, họa tiết khá tinh xảo như hình rồng, hình Mặt Trăng, hoa lá… Trong chùa hiện nay còn lưu giữ một số hiện vật thờ tự quý hiếm như: các pho tượng Phật, lư hương, trống, hương án, cờ Phật…
4. Đèo Ngang – Hoành Sơn Quan
Đèo Ngang là tên một con đèo nằm ở ranh giới của hai tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh. Đây là một thắng cảnh nổi tiếng của miền Trung Việt Nam. Đèo Ngang nằm trên quốc lộ 1A. Trên dãy Hoành Sơn đoạn dãy Trường Sơn chạy ngang ra biển Đông. Đèo dài 2.560 m, đỉnh cao khoảng 250 m (750 ft), phần đất phía Quảng Bình thuộc xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch.
5. Phong Nha Kẻ Bàng -BỐ TRẠCH – QUẢNG BÌNH
Động Phong Nha là danh thắng tiêu biểu nhất của hệ thống hang động thuộc quần thể danh thắng Phong Nha – Kẻ Bàng. Phong Nha được bình chọn là một trong những hang động đẹp nhất thế giới với các tiêu chí: Sông ngầm dài nhất, Hồ nước ngầm đẹp nhất. Cửa hang cao và rộng nhất, Các bãi cát, bãi đá ngầm đẹp nhất, Hang khô rộng và đẹp nhất, Hệ thống thạch nhũ kỳ ảo và tráng lệ nhất, Hang động nước dài nhất. Động Phong Nha là một điểm đến được nhiều du khách lựa chọn trong chuyến du lịch Quảng Bình
6.Biển Thạch Hải – Thạch Hà – Hà Tĩnh
Về Hà Tĩnh, ngoài đến với du lịch Thiên Cầm thì đến với biển Thạch Hải ngoài được tận hưởng bãi biển phẳng lý, làn nước trong vắt và những rặng cát trắng tinh khôi, lắng nghe những con sóng nhẹ nhàng xô bờ với những tiếng phi lao vun vút sẽ khiến du khách có cảm giác như mình đang ở một nơi hoang sơ nào đó vậy.
Đi về phía Bắc của bãi biển, du khách sẽ được đến một khu du lịch sinh thái tên Quỳnh Viên với nhiều khe suối và hang động đẹp tuyệt như: ao Tăm, hang Hơp, hang ông Duông, đền thờ vọng Lê Khôi… Đi qua một chút là đền thờ Chiêu Trưng đại vương, một khu du tích văn hóa đã được nhà nước xếp hạng. Du khách sẽ được ngắm những công trình kiến trúc độc đáo của ngôi đền Lê Khôi được xây dựng từ thế kỷ 15.
7.Biển Thiên Cầm -Cẩm Xuyên – Hà Tĩnh
Bãi biển Thiên Cầm thuộc huyện Cẩm xuyên, tỉnh Hà Tĩnh cách trung tâm thành phố khoảng 20km. Điểm nhấn của bãi biển này là có đầy đủ dịch vụ du lịch nhưng vẫn giữ được nét hoang sơ, tinh khiết. Biển Thiên Cầm là một vùng thiên nhiên hoang sơ. Nơi đây chỉ có tiếng sóng dội vào hang núi khiến những chuông đá, khánh đá vọng vang trở thành khúc nhạc muôn điệu như những tiếng đàn trời có tự ngàn xưa. Núi Thiên Cầm có nghĩa là đàn trời; tương truyền từ thủa lập quốc, có một vị vua Hùng tuần du qua đây, trước biển cả mênh mông lại có tiếng gió rừng hoà cùng tiếng gió vút lên từ các hang đá trên núi trầm hùng, huyền cảm, tựa nhưmột hoà tấu của tạo hoá nên đặt tên là núi Thiên Cầm.
8.Khu Lưu Niệm Đại Thi Hào Nguyễn Du – Nghi Xuân – Hà Tĩnh
Khu lưu niệm Nguyễn Du thuộc xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh, cách thành phố Hà Tĩnh khoảng 50km và cách TP.Vinh (Nghệ An) khoảng 8km. Đến đây, du khách sẽ có dịp tìm hiểu thêm về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Du đồng thời cũng là dịp hiểu thêm về dòng họ Nguyễn – Tiên Điền. Di tích lịch sử Khu lưu niệm cụ Nguyễn Du được xây dựng để nhân dân và du khách trong và ngoài nước đến thắp hương tưởng niệm và tìm hiểu về thân thế, cuộc đời cụ Nguyễn Du – một Đại thi hào dân tộc, một Danh nhân văn hóa thế giới. Đây là khu di tích văn hóa nằm trong quần thể di tích dòng họ Nguyễn – Tiên Điền. Quần thể di tích này là một tổ hợp bao gồm nhiều di tích: đền thờ Đại Vương tiến sĩ Nguyễn Huệ; đền thờ Nguyễn Nghiễm, Nguyễn Trọng; đàn tế Nguyễn Quỳnh; 2 ngôi nhà Tư văn; khu mộ đại thi hào Nguyễn Du, bảo tàng Nguyễn Du và nhà thờ Nguyễn Du.
9.Khu Di Tích Tổng Bí Thư Trần Phú
Khu di tích cố Tổng Bí thư Trần Phú được công nhận là khu di tích lịch sử văn hoá quốc gia ngày 11/6/1992, nhưng tại đây, các hoạt động về bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị của di tích đã có từ năm 1977. Ban đầu di tích là một tổ thuộc bảo tàng Nghệ Tĩnh, Nhà thờ tiểu chi họ Trần (chi thứ 2) nguyên là ngôi nhà dân dụng cụ Trần Viết Tân- cố nội đồng chí Trần Phú- xây dựng năm 1862. Sau khi ông Tân qua đời, ngôi nhà được ông Trần Viết Tiến kế tự. Khi ông Tiến mất, ngôi nhà được ông Trần Văn Phổ- thân sinh đồng chí Trần Phú thừa hưởng. Đầu năm 1901 khi ông Phổ mang theo cả gia đình vào huyện Tuy An, tỉnh Phú yên dạy học thì ngôi nhà này được ông Đồ Câu- chú ruột Trần Phú- sử dụng. Cho đến khoảng đầu năm 1930 khi ông Đồ Câu mua được ngôi nhà 3 gian đặt cạnh đây thì ngôi nhà này được ông hiến tặng cho dòng họ và từ đó tới nay trở thành nhà thờ tiểu chi họ Trần. Chính ngôi nhà này trong thời gian đồng chí Trần Phú học tại trường Quốc Học Huế (1918- 1922) và thời gian đồng chí dạy học ở trường Cao Xuân Dục thành Vinh (1922- 1925) đồng chí thường về thăm nhà vào những dịp nghỉ hè, nghỉ tết. Vì vậy ngôi nhà được gìn giữ và tu bổ làm di tích lưu niệm Trần Phú, nơi thờ tự vong linh đồng chí Trần Phú và vong linh tổ tiên họ Trần.